Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Review truyện Em Là Nhà của tác giả Lan Rùa

Khi vào bất cứ nơi nào mua sách, từ sách văn học Trung Quốc cho đến tản văn Việt Nam, tôi đều đẩy mình ra xa khỏi khu vực những cuốn truyện tình cảm được viết bởi những nhà văn trong nước. Chẳng phải tôi kì thị gì, đơn giản, có những cuốn sách đã trở thành tượng đài trong lòng tôi về dòng văn học ấy, khiến tôi không muốn trải nghiệm thêm bất kì cuốn sách nào khác. Tôi đọc “ Xu Xu đừng khóc” từ khi học lớp sáu, tức là gần chục năm trước, và từ đó, tôi không bao giờ tự bản thân tìm kiếm bất kì một tác phẩm teenfic khác. Lần này cũng vậy, khi được một cô bé hỏi thăm về tựa truyen ngon tinh hoan “Em là nhà” của tác giả Lan Rùa, tôi đã thử mò mẫm tìm hiểu xem lớp trẻ ngày nay đang bị cuốn hút bởi điều gì. Và sự thật phũ phàng ào ạt đến với tôi khi tôi lật giở đến trang cuối cùng của cuốn sách, rằng tôi già rồi, tôi không thể nào đồng cảm được với những tâm hồn mộng mơ mới lớn nữa, tôi không thuộc về thế giới của các em.
Cái mác 22+ ngay từ trang đầu khiến tôi bật cười, hai mươi hai tuổi, tôi hoàn toàn dưới mức quy định tự đánh giá của tác giả. Có điều gì trong quyển sách này khiến các độc giả trên hai mươi hai tuổi mới đủ chin chắn để đọc? Một vụ giết người đẫm máu gây ám ảnh, hay những cảnh tượng nóng bỏng chi tiết đến mức cực đoan? Câu trả lời là, không gì cả! Cái mác hai mươi hai cộng ấy là thành quả của những câu văn quá chân thực đến mức phi văn học, khiến chính tôi, người đã đọc không biết bao nhiêu tập ngôn tình nặng đô, cũng cảm thấy khó chịu. Tác giả đưa khẩu ngữ và những thứ sinh học vào đứa con tinh thần của mình một cách rất phóng khoáng, cứ như thể đây là một tập bách khoa toàn thư các câu văng tục đỉnh điểm nhất mà một người con gái có thể thốt ra được. Tôi khuyên những khán giả, rằng nếu bạn là một người không hứng thú với môn khoa học nghiên cứu cơ thể con người, thì nên hạ quyển sách xuống và tìm ngay một đầu truyện khác để thưởng thức.
Nam chính và nữ chính trong em là nhà sở hữu hai cái tên rất bắt tai và mang tính “Trung Quốc hóa”, Kiều Như Nguyệt, Hà Quốc Trung. Nữ chính được xây dựng là người con gái bất hạnh, không có bằng cấp chính quy trong tay nhưng lại sở hữu trí thông minh và sự khéo léo đủ để mở một cửa hàng bánh cả riêng mình từ khi mới chỉ 18 tuổi. Tiền kiếm được, nàng để chạy chữa cho bố mẹ của người yêu cũ, tên An, và lại càng bất hạnh tột độ khi anh chàng tên An kia lại dan díu với Vi, bạn thân của Nguyệt từ khi học cấp ba. Đứng lên từ thương tổn sâu sắc trong chuyện tình cảm, Nguyệt gặp Trung, một bạch mã hoàng tử từ thời thơ ấu, hiện đang là một giáo sư Toán học. Câu chuyện tình của họ bắt đầu với hàng tỉ những nút thắt nhớ nhớ quên quên vô cùng phi lý và bất thường. Bám theo sự ảo mộng của những cô gái nhìn thế giới qua lăng kính vạn hoa biến hóa khôn lường, nữ chính thô thiển tục tĩu, một câu văng hai câu chửi cùng đám đàn em giang hồ không kém cạnh, lại được một anh vừa đẹp trai vừa uyên bác, con nhà tram anh thế phiệt hết mực chiều chuộng, và dù anh có hiền như mặt nước mùa thu thì khi có ai động vào nữ chính, anh lại từ đâu có được cả một bầu trời dung mãnh, sẵn sang dằn mặt từng kẻ to gan dám đe dọa cô.
Thật sự khó đánh giá thể loại văn học này, bởi vì nó chẳng qua chỉ là những con chữ được sắp xếp cho dễ đọc bởi một tay viết non yếu, hướng tới các em gái vẫn còn đang chìm đắm trong câu chuyện Lọ Lem, Hoàng tử phiên bản hiện đại hơn và vâng, thô kệch hơn. Tin tôi đi, không có nàng Cinderella nào lại chửi bậy cả, mà nếu có chửi bậy thì cũng không phải ngay lần đầu gặp mặt một anh chàng tuấn tú. Nội dung về cơ bản là dễ đọc, đọc xong chẳng để lại trong đầu điều gì, cách hành văn khá lủng củng, chi tiết và nút thắt hơi có phần nhảm nhí, cũng chẳng đòi hỏi được thêm cho một cuốn truyện ghi rõ là “teenfic”. Cả tác phẩm tôi đọc trong bốn tiếng, viết xong bài review này, tôi sẽ dành ra chục phút để bỏ bớt chúng ra khỏi đầu, dành chỗ cho những câu chuyện có tính nhân văn và phù hợp với độ tuổi của mình hơn một chút.
Lời nhắn đến những bạn doc truyen chu này rằng, nếu có một ngày trời thanh gió mát, bạn đột nhiên dễ tính đến mức muốn thử thách bản thân bằng thú vui gì đó mới mẻ, thì hãy tìm đến “Em là nhà”, nhất định sẽ sảng khoái và không nặng đầu chút nào. Còn về phía tôi, tôi sẽ nhắn nhủ em gái có nhắc đến ban đầu rằng, tôi không thuộc tuýp người kiên nhẫn, cũng không muốn sau này phải sửa tật xấu văng tục của người yêu, nên em đừng đọc cuốn sách này.
Review by __Minh__

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét